LÃO KHOA

Thứ 6 ngày 19 tháng 07 năm 2024Lượt xem: 7937

Khái niệm cơ bản về Lão khoa.

Lão khoa là một phần của lão học liên quan đến các vấn đề y học của người cao tuổi. Lão khoa liên quan đến cách thức chăm sóc bệnh nhân cao tuổi hơn là các công việc chăm sóc cụ thể đối với người cao tuổi.

1. Khái niệm người cao tuổi và tuổi già.

- Các thuật ngữ về người cao tuổi và tuổi già, bao gồm:

   + Người cao tuổi (senior citizens - thường ngụ ý rằng người đó đã qua tuổi nghỉ hưu, đồng nghĩa bao gồm người hưu trí già hoặc người về hưu. Một số từ điển mô tả "senior citizens" cho những người trên 65 tuổi).

   + Người cao tuổi (older adults - dùng trong khoa học xã hội).

   + Tuổi già đề cập đến tuổi gần hoặc vượt qua tuổi thọ của con người, là kết thúc của vòng đời con người.

   + Những người lớn tuổi (the elders - trong nhiều nền văn hóa, trong đó có cả nền văn hóa của thổ dân).

   + Người già (old people, the elderly - sử dụng trên toàn thế giới).

   + OAP (cách sử dụng của Anh là viết tắt của Old Age Pensioner).

   + Người cao niên (seniors - người Mỹ sử dụng).

- Cho đến năm 1875, ở Anh, Đạo luật Xã hội thân thiện đã ban hành định nghĩa về tuổi già là "bất kỳ độ tuổi nào sau 50".

- Thủ tướng Đức Otto von Bismarck đã tạo ra mạng lưới an toàn xã hội toàn diện đầu tiên của thế giới vào những năm 1880, cung cấp lương hưu cho người già.

- Liên hợp quốc đã không áp dụng một tiêu chí tiêu chuẩn, nhưng thường sử dụng hơn 60 năm để chỉ dân số già (the older population) và hơn 65 năm thường có thể được biểu thị là tuổi già (old age) và đây là nỗ lực đầu tiên theo định nghĩa quốc tế về tuổi già.

- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1980, những người từ 60 tuổi trở lên là người có tuổi và trên 74 tuổi là người già, cụ thể:

   + Trung niên: 45 – 59 tuổi.

   + Người có tuổi: 60 – 74 tuổi.

   + Người già: 74 – 90 tuổi.

   + Người sống lâu: > 90 tuổi.

Nhưng cũng WHO đã đặt 55 là sự khởi đầu của tuổi già khi nghiên cứu về tuổi già ở Châu Phi.

- Tại Việt Nam, Pháp lệnh người cao tuổi (Số: 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000) qui định, người cao tuổi là người có độ tuổi từ 60 trở lên.

Theo thống kê (2019): tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Việt Nam là 75,4 tuổi. (Cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới = 72 tuổi). Tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,3 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 79,5 tuổi. (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/).

2. Khái niệm về sự lão hoá.

- Lão hóa cơ thể đề cập đến quá trình trưởng thành và già nua của sinh vật. Sự lão hóa của mỗi cá thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố có thể thay đổi và phòng ngừa được.

- Đặc tính chung nhất của sự lão hóa là không đồng tốc, không đồng thì.

- Giả thuyết về quá trình lão hoá: nguyên nhân gây lão hóa được giải thích bằng nhiều thuyết khác nhau: thuyết di truyền, thuyết gốc tự do, ...

- Người ta đã xác định một số yếu tố di truyền và môi trường tác động đến quá trình lão hóa ở các sinh vật.

- Ngoài ra, hiện tượng lão hóa có liên quan đến đột biến gen còn gây hội chứng già trước tuổi hay liên quan đến tuổi thọ con người.

- Quá trình lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan trong cơ thể và gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thực hiện tích cực một số biện pháp, chúng ta có thể trì hoãn quá trình lão hóa.

3. Khái niệm về quá trình tích tuổi & quá trình lão hoá.

- Tích tuổi: là quá trình biến đổi của cơ thể song song với sự tích lũy tuổi tác. Quá trình này bắt đầu khi con người mới sinh ra, liên tục tiến triển song song với quá trình sống của con người và kết thúc khi sự sống kết thúc.

- Lão học là một môn khoa học tập hợp nhiều ngành khoa học khác nhau hoặc những phân môn của các ngành khoa học quan tâm tới sự già hóa và nghiên cứu quá trình lão hóa như: sinh học, sinh lý học, nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, triết học, kinh tế học.

- Lão khoa là một phần của lão học liên quan đến các vấn đề y học của người cao tuổi. Lão khoa liên quan đến cách thức chăm sóc bệnh nhân cao tuổi hơn là các công việc chăm sóc cụ thể đối với người cao tuổi.

- Quá trình già hóa: tác động của thời gian lên một cơ thể sống. Thời gian vật lý: tháng, năm. Thời gian sống: ngày sinh, gia đình, xã hội, tôn giáo, trình độ văn hóa xã hội, quá trình đào tạo, nghề nghiệp, hành vi và các biến cố… Trạng thái già xuất hiện ở từng người với từng thời điểm khác nhau. Có người trẻ lâu, có người già sớm. Già không bắt buộc đồng nghĩa với tuổi cao.

- Quá trình lão hóa:

   + Quá trình lão hoá "thành công“: không có bệnh với ít nguy cơ để tiếp tục sống và độc lập trong cuộc sống hàng ngày.

   + Quá trình lão hoá "bình thường": không có bệnh nhưng có nguy cơ mắc bệnh.

   + Lão hoá "bệnh lý": có nhiều yếu tố nguy cơ, mắc bệnh và/hoặc sớm bị giảm khả năng.

- Cơ chế lão hoá: là chủ đề phức tạp và nhiều cơ chế được giải thích.

   + Cơ chế ngoại sinh: tác động của các sự kiện của cuộc đời, hoạt động thể lực và trí óc, dinh dưỡng, nhiễm độc, tia xạ, …

   + Cơ chế nội sinh: yếu tố gen, gốc tự do, sự glycat hóa, …

- Vai trò cá nhân: bản thân từng cá nhân cảm nhận những biến đổi trong cơ thể:

   + Sức lực, khả năng dung nạp với gắng sức.

   + Trí nhớ, tinh thần. Nhìn, nghe, đau. Cần giúp đỡ, ...

   + Hãy là người thấu hiểu những biến đổi thông thường của quá trình lão hoá.

- Vai trò gia đình:

   + Lối sống: cùng gia đình hay sống một mình?

   + Vai trò trong gia đình? Tình trạng sức khoẻ?

   + Có những lo lắng gì? Có tình cảm như thế nào?

   + Những phản ứng trong gia đình? Có những căng thẳng? Đoàn kết trong gia đình?

- Vai trò xã hội:

   + Thay đổi về nhân khẩu học. Bùng nổ người già trên thế giới.

   + Đồng nhất về hoàn cảnh và về tốc độ chuyển dịch nhân khẩu học.

   + Vai trò của người cao tuổi trong xã hội.

   + Đoàn kết: Nguồn tài chính y tế / Mỗi chúng ta cần có nhận thức về thay đổi của xã hội.

- Vai trò của chăm sóc y tế:

   + Các nhân viên y tế: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên PHCN, nhà tâm lý học, cán sự xã hội, bác sỹ dinh dưỡng, …

   + Trang thiết bị cần thiết: khoa lão nằm ngắn ngày trong bệnh viện, khoa PHCN và tái thích nghi, bệnh viện ban ngày, đơn vị lão khoa lưu động, nhà dưỡng lão có y tế: các chuỗi liên kết lão khoa, các quy trình quản lý chất lượng, …

- Hành vi thích hợp:

   + Phát hiện và dự phòng bắt đầu từ lúc nghỉ hưu những yếu tố nguy cơ lão hoá.

   + Cải thiện chế độ dinh dưỡng cân bằng để giữ được vóc dáng sau 55 tuổi.

   + Cải thiện hoạt động thể lực và thể thao.

   + Phát hiện và dự phòng những yếu tố nguy cơ để phòng tránh những nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

   + Nâng cao chất lượng sử dụng thuốc.

   + Cải thiện sự gắn kết giữa các thế hệ.

   + Phát triển “sống khoẻ khi về già” tại địa phương.

   + Phát triển nghiên cứu và đổi mới để sống khoẻ.

ktk.vn st wikipedia