Thứ 7 ngày 23 tháng 04 năm 2022Lượt xem: 18833
Đột ngột xuất hiện yếu nửa người, sau đó trở lại bình thường ... nên đến Bệnh viện hay Ở nhà?
---
Cơn thiếu máu não thoáng qua (CTMNTQ) là đợt cấp rối loạn chức năng thần kinh do thiếu máu não cục bộ tạm thời, không kết hợp với nhồi máu não lâu dài, lâm sàng CTMNTQ không quá một giờ, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn.
CTMNTQ xảy ra khi lưu lượng máu đến vùng phân bố của mạch máu giảm hay ngưng do dòng chảy yếu khi đi qua mạch máu bị tắc một phần, thuyên tắc huyết khối cấp hay hẹp động mạch xuyên thấu nhỏ. CTMNTQ là hội chứng, gồm ba cơ chế bệnh sinh: (1) dòng chảy yếu ở động mạch lớn, (2) thuyên tắc, có thể nguồn từ động mạch tới động mạch, nguồn từ tim hay không rõ nguồn và (3) động mạch nhỏ xuyên thấu hay lỗ khuyết.
Hàng năm tại Hoa kỳ có 200.000 đến 500.000 trường hợp được chẩn đoán CTMNTQ, tỷ lệ hiện mắc trong dân số chiếm 2,3% (năm triệu) và 1/15 số người trên 65 tuổi có tiền căn TMNTQ (JAMA 2002). Ở Anh 150.000 trường hợp TMNTQ xảy ra hàng năm. Tỷ lệ mới mắc ở người da đen 98 trường hợp/100.000 dân, cao hơn người da trắng 81 trường hợp / 100.000 dân, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới và gia tăng theo tuổi. Xác định chính xác rất khó khăn do tiêu chuẩn thay đổi trong chẩn đoán TMNTQ. Tỉ lệ mới mắc tăng đáng kể theo tuổi và thay đổi theo chủng tộc, dân số nghiên cứu và chẩn đoán hình ảnh cũng ảnh hưởng đến ước lượng tỉ lệ mới mắc và hiện mắc.
2. Ý kiến các chuyên gia là Phải đến bệnh viện tuyến chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân nghi ngờ TMNTQ cần được đánh giá khẩn cấp do nguy cơ đột quỵ rất cao, can thiệp nhanh chóng sau CTMNTQ có thể ngăn ngừa được đột quỵ. Đánh giá đầu tiên bao gồm chẩn đoán hình ảnh của não bộ, điện tim. Các xét nghiệm thường quy giúp chẩn đoán loại trừ triệu chứng thần kinh do căn nguyên biến dưỡng hay huyết học như tăng đường huyết, hạ natri máu, tăng tiểu cầu. Cần chẩn đoán biệt một số bệnh lý thần kinh cho các triệu chứng cục bộ thoáng qua như cơn động kinh, đau đầu vận mạch có tiền triệu, ngất. Các bệnh lý ít gặp hơn như chèn ép các dây thần kinh ngoại biên, rể thần kinh gây dị cảm, tê bì thoáng qua, cơn chóng mặt do bệnh lý tiền đình ngoại biên hoặc rối loạn biến dưỡng hạ đường huyết, suy gan, suy thận gây xáo trộn về hành vi và vận động.
CTMNTQ là một cấp cứu thần kinh, do nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao, nhận thức và đánh giá khẩn cấp rất ích lợi trong điều trị phòng ngừa hay tái thông các động mạch lớn như động mạch cảnh. CTMNTQ do các nhánh động mạch cảnh xảy ra trước từ 50 đến 75% ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu do bệnh lý động mạch cảnh ngoài sọ và CTMNTQ động mạch sống nền gây đột quỵ tái phát và tử vong tương tư hay cao hơn CTMNTQ động mạch cảnh. Khoảng 15 đến 20% bệnh nhân đột quỵ có CTMNTQ trước đó. Nguy cơ cao đột quỵ tái phát ngày thứ 7 và 3 tháng sau cao hơn ở nhóm xơ vữa động mạch so với CTMNTQ do thuyên tắc từ tim, động mạch nhỏ, không xác định nguyên nhân hay nguyên nhân khác. Kết quả các nghiên cứu đoàn hệ nguy cơ đột quỵ tiếp theo sau CTMNTQ khoảng 4% ngày thứ 2, 8% sau 30 ngày và 9% sau 90 ngày. Theo dõi tiền cứu tần suất đột quỵ là 11% ở ngày thứ 7, nguy cơ tăng cao nhất ngay sau khi xảy ra CTMNTQ và giảm dần trong 2 năm rồi tăng dẩn sau đó.
>>> Mời xem Cơn thiếu máu não thoáng qua có biểu hiện, cơ chế tổn thương, cách chẩn đoán và điều trị như nào?
3. Ý kiến các chuyên gia châu Âu về việc xử trí tai biến mạch máu não?
Bạn nên nhớ rằng trong TBMMN “thời gian” quý hơn vàng. Mỗi phút trôi qua, khả năng phục hồi của não sẽ giảm đi. Nếu NHỒI MÁU NÃO, chúng ta chỉ có tối đa 4,5 giờ; tính từ lúc xuất hiện "DẤU HIỆU TBMMN" đến lúc "TIÊM THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT". Tuy nhiên, càng sớm càng tốt.
Tài liệu tham khảo >>> Mời xem
1. Khi nghi ngờ bị bệnh Tai biến mạch máu não, bạn cần làm gì?
3. Kỹ thuật can thiệp nội mạch trong nhồi máu não cấp tính.
6. Điều trị Co cứng cơ sau Đột quỵ não.
7. Điều trị ĐAU do co cứng cơ sau Đột quỵ não
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 16/02/2021
Khi nào bạn cần đến sự tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh?