Truyền nhiễm

Thứ 2 ngày 07 tháng 05 năm 2018Lượt xem: 18849

Kỷ niệm 100 năm đại dịch cúm 1918 - 2018.

Đại dịch cúm năm 1918 hay được gọi là Spanish Flu, nhưng thực tế không phải là do nguồn gốc từ Tây Ban Nha.

Đã 100 năm kể từ khi đại dịch cúm bùng phát, đại dịch này đã ảnh hưởng 500 triệu nguời (1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó), cướp đi sinh mạng ít nhất 50 đến 100 triệu người trên thế giới vào những năm 1918-1919 mà cao điểm là vào năm 1918. Chúng ta hãy cùng thử xem qua timeline của đại dịch này tại Mỹ với khoảng 675,000 ca tử vong như 1 tấm gương phản chiếu tình hình ở các nước khác trên thế giới để thấy đại dịch khủng khiếp này đã phát triển như thế nào và hậu quả của nó gây ra ra sao. Và từ đó có thêm kinh nghiệm để phòng chống những đại dịch tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Vào thời điểm kết thúc đại dịch các bác sỹ và các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân của dịch bệnh là gì và vẫn chưa có được 1 phương thuốc nào để ngăn ngừa. Phải đến những năm 40 thế kỷ trước mới bắt đầu có liều vaccine phòng chống cúm được cho phép lưu hành tại Mỹ.
Sau đại dịch 1918, còn có các đợt dịch khác như đợt cúm năm 1957-1958 giết khoảng 2 triệu người trên thế giới, hay 1968-1969 giết khoảng 1 triệu người. Đợt bùng phát gần nhất là các biến thể của cúm như cúm gia cầm H1N1 vào năm 2009 với khoảng gần 700,000 ca tử vong.
Hiện tại việc phòng chống bệnh cúm đã có thể thông qua việc tiêm vaccine phòng cúm mùa, thuốc kháng virus (đang được sử dụng như phác đồ điều trị chính) và cả 1 hệ thống theo dõi và kiểm soát dịch bệnh được WHO triển khai trên 114 quốc gia, ngoài ra còn có các bước tiến lớn trong việc nâng cao nhận thức của người dân và các biện pháp khác.

CDC, tinhte