Thứ 2 ngày 06 tháng 05 năm 2024Lượt xem: 9404
Đo huyết áp di động 24 giờ.
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, theo dõi huyết áp thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay có khá nhiều thiết bị y tế giúp bệnh nhân theo dõi huyết áp thường xuyên mà lại vô cùng đơn giản, trong đó có phương pháp Holter huyết áp.
# Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp bình thường của người khỏe mạnh là dưới 140/90 mmHg, nếu huyết áp ≥ 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Huyết áp tăng lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn và xơ cứng hơn. Chất béo trong máu cũng vì thế mà dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Khi tăng huyết áp, áp lực mạch máu càng cao thì tim càng phải làm việc nhiều, lâu dần có thể dẫn đến các nguy cơ như suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành….
Do đó, việc theo dõi huyết áp nhằm phát hiện tăng huyết áp sớm, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ như bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên, tiền sử gia đình tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường…); các trường hợp tăng huyết áp thoáng qua; hay theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc tăng huyết áp trên từng cá thể bệnh nhân là vô cùng quan trọng.
Vậy làm thế nào để theo dõi huyết áp sao cho chính xác mà lại đơn giản, tiện dụng? Hiện nay, phương pháp Holter huyết áp đang là một trong những giải pháp hàng đầu giúp giải quyết triệt để vấn đề này.
# Phương pháp Holter huyết áp là gì?
1. Holter huyết áp (HA) là gì?
Holter huyết áp là phương pháp theo dõi huyết áp tự động liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 – 48 giờ. Máy cho phép ghi lại huyết áp trong suốt thời gian đeo máy thông qua một thiết bị đo huyết áp tự động. Các dữ liệu huyết áp này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Kích thước của máy thường nhỏ như một máy Radio Walkman. Do đó bệnh nhân có thể đeo bên hông khi đi lại và làm việc. Hầu hết các máy ghi đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.
Holter huyết áp đo huyết áp liên tục 24 giờ.
2. Đối tượng chỉ định:
- Các trường hợp tăng huyết áp thoáng qua.
- Xác định mối liên quan giữa triệu chứng với mức huyết áp thì cần đo Holter huyết áp.
- Phát hiện các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng.
- Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị cao huyết áp.
- Góp phần chẩn đoán sớm tăng huyết áp.
3. Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
4. Ưu điểm của kỹ thuật
Holter huyết áp (HA) là một phương pháp theo dõi huyết áp tự động, liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 – 48 giờ. Máy cho phép ghi lại huyết áp trong suốt thời gian đeo máy thông qua một thiết bị đo huyết áp tự động. Các dữ liệu huyết áp này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Kích thước của máy thường nhỏ như một máy Radio Walkman. Do đó bệnh nhân có thể đeo bên hông khi đi lại và làm việc. Hầu hết các máy ghi đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.
5. Quy trình thực hiện (các bước thực hiện)
- Bệnh nhân tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng, ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ nút trước ngực.
- Bệnh nhân gửi CMND lại và được gắn Holter huyết áp.
- Bệnh nhân mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy.
- Bệnh nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh các hoạt động gắng sức và giữ cánh tay duỗi ra trong thời gian đo.
- Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, giữ máy không bị va đập máy.
- Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách tháo máy.
- Phương pháp này hoàn toàn vô hại và không gây đau. Bệnh nhân đôi khi có thể hơi khó chịu lúc máy bơm đo huyết áp.
- 24 giờ sau khi gắn máy, bệnh nhân quay lại phòng Holter để tháo máy, nhận lại CMND và hẹn nhận kết quả.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.